Những «người bất tử» Viện hàn lâm Pháp

Pierre Loti mặc áo viện sĩ trong ngày được nhận vào Viện hàn lâm Pháp, ngày 7.4.1892.

Viện hàn lâm Pháp gồm 40 viện sĩ, được bầu bởi những viện sĩ đương nhiệm của viện. Từ ngày thành lập, Viện đã có trên 700 viện sĩ (tới năm 2009 là 719). Viện tập họp các thi sĩ, các tiểu thuyết gia, các nhà soạn kịch, các triết gia, các sử gia, các bác sĩ y khoa, các nhà khoa học, các nhà dân tộc học, các nhà phê bình nghệ thuật, các nhà quân sự, các chính khách, các chức sắc giáo hội đặc biệt lừng danh trong lãnh vực ngôn ngữ Pháp.

Các viện sĩ có biệt danh là những người bất tử do khẩu hiệu À l’Immortalité (để lưu danh muôn thuở), khắc trên dấu triện được người sáng lập - hồng y Richelieu – trao cho Viện. Khẩu hiệu này nguyên thủy nhằm chỉ ngôn ngữ Pháp chứ không chỉ các viện sĩ. Các viện sĩ thường được mời gọi hãy là những quan tòa làm sáng tỏ việc sử dụng đúng cách các từ ngữ, và do đó định rõ những khái niệm và những giá trị của các từ ngữ này. Quyền uy tinh thần này về mặt ngôn ngữ bắt rễ trong các cách sử dụng, các truyền thống. Khái niệm nói trên (lưu danh muôn thuở, bất tử) đã nhanh chóng nới rộng để chỉ các viện sĩ vì những danh tiếng họ để lại sau khi chết, sự bất tử về văn học mà nhà vua trao cho để đổi lấy việc thống nhất ngôn ngữ của vương quốc và sự độc lập của nó đối với Giáo hội. Kể từ thế kỷ 18, các viện sĩ cũng như mọi nhà văn đã triển khai một đạo đức học không muốn phục vụ quyền lực, mà giữ danh hiệu «những người bất tử» này[31].

Edmond Rostand, bản thân là viện sĩ, đã cười nhạo Viện Hàn lâm Pháp trong vở kịch Cyrano de Bergerac bằng cách nêu ra cách hài hước các viện sĩ bị quên lãng của thế hệ thứ nhất: «François d'Arbaud de Porchères, François de Cauvigny de Colomby, Amable de Bourzeis, Bourdon, Arbaud… / Tất cả những tên tuổi này mà không ai sẽ bị chết, thật đẹp mặt!»

Tư cách viện sĩ là một phẩm tước không thể bãi miễn. Không ai có thể từ chức ở Viện hàn lâm Pháp. Ít ra thì người tuyên bố từ chức cũng không được ai thay thế trước khi vị đó qua đời: trường hợp Pierre Benoit, Pierre EmmanuelJulien Green là những ví dụ.

Viện hàn lâm Pháp có thể tuyên bố khai trừ một viện sĩ vì những lý do nghiêm trọng, nhất là làm mất danh dự. Những vụ khai trừ này trong lịch sử là hết sức hiếm. Một số người đã bị khai trừ sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì việc cộng tác với kẻ thù: Charles Maurras, Abel Bonnard, Abel Hermant, Philippe Pétain.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Viện hàn lâm Pháp http://www.les-dictionnaires.com/academie-francais... http://academie-francaise.fr/ http://www.academie-francaise.fr http://www.academie-francaise.fr/histoire/index.ht... http://www.academie-francaise.fr/immortels/discour... http://www.academie-francaise.fr/immortels/discour... http://www.academie-francaise.fr/immortels/discour... http://www.academie-francaise.fr/immortels/discour... http://www.academie-francaise.fr/immortels/discour... http://www.academie-francaise.fr/immortels/discour...